fbpx

Nandina domestica (Nam Thiên Trúc/Sacred bamboo) - Hướng dẫn chăm sóc

Những loại cây “mới” trước khi du nhập về Việt Nam thường chỉ được nhìn thấy trên các trang mạng xã hội như Pinterest, Instagram từ nước ngoài. Khi tình cờ xem được những loài mới lạ này, những bạn mê cây thường tự hỏi đây là cây gì và đi tìm hiểu dần về nó. Một thời gian sau, khi những cây này dần xuất hiện tại thị trường Việt Nam, nhiều shop sẽ có xu hướng nhập về bán ngay lập tức và lấy ảnh minh họa từ nước ngoài để tạo trend, nhiều bạn mê cây cũng có ham muốn mua về ngay vì nó quá đẹp. Tham gia vào thị trường cây cảnh cũng lâu, vườn NOTH đủ hiểu sự rủi ro về những loài cây mới và hot trend, đấy cũng là lý do vườn luôn bán những cây này sau khi đã trend vài tháng đến 1 năm để tự trải nghiệm đủ lâu, nhất là tại vùng đất khó chiều như Hà Nội, thậm chí có những cây vườn quyết định không bán, vì chính chúng mình còn không chăm nổi nữa là bán cho khách.

Đi vào nội dung chính, Nandina domestica là một loài được săn đón trong thời gian gần đây vì ngoại hình độc đáo, đẹp, dễ thích nghi với nhiều phong cách nội thất, đặc biệt là những phong cách thiên hướng Á Đông (Nhật/Trung/Hàn). Chăm cây không khó nhưng bạn cần nắm vững cơ bản và những quy tắc về sự liên hệ giữa ánh sáng và nước tưới bằng hướng dẫn dưới đây.

*** Hướng dẫn này chỉ áp dụng cho cây do vườn NOTH thuần dưỡng và sử dụng giá thể trồng từ vườn NOTH!​

1 – Ánh sáng, nước tưới

Bạn hãy xem kĩ vị trí đặt cây ở nhà có lượng ánh sáng như thế nào, lượng ánh sáng ấy tương đương với lượng ánh sáng nào được mô tả dưới đây thì tưới cây theo cách được hướng dẫn ở phần đó.

LÝ TƯỞNG là vị trí mà cây có thể phát triển ổn định nhất.
TỐI THIỂU là nơi mà cây sẽ chậm lớn, không quá xum xuê và tươi tốt nhưng vẫn tạm đủ để cây duy trì sự sống.
QUÁ SỨClà nơi có lượng ánh sáng quá gắt đối với nhu cầu của cây, để đây cây có thể sẽ bị kiệt sức, mất nước dẫn đấy cháy lá, héo toàn bộ.
CHỊU ĐỰNG là nơi cây đang phải nhịn đói, có cây chịu đói được lâu, có cây thì không thể.

Loại nước
  • Nước máy để qua đêm (để hả bớt Clo, Flo)
  • Nước lọc (RO, Nano, UF)
  • Nước mưa (chỉ nên áp dụng với cây để ngoài trời)
Lưu ý thêm:

 

Ánh sáng = Thức ăn của cây. Quang hợp là quá trình hấp thụ ánh sáng để tạo thành các hợp chất hữu cơ làm nguồn thức ăn cho cây. Trong quá trình này, nước đóng vai trò chuyển hóa các chất dinh dưỡng nuôi toàn bộ cơ thể thực vật. Lượng nước mà cây dùng sẽ phụ thuộc chính vào quá trình quang hợp mạnh hay yếu.

Các khoảng thời gian trên chỉ mang tính chất tương đối chứ không chính xác tuyệt đối, không có công thức nào cụ thể cho việc tưới cây.

Cây dùng nước ít hay nhiều phụ thuộc chính vào lượng ánh sáng mà cây hấp thụ trong ngày (ví dụ trời nắng cây được quang hợp mạnh thì nó sẽ dùng nước nhiều, trời âm u nó sẽ dùng nước ít, khi không có ánh sáng nó sẽ gần như không cần tới nước) và nhiệt độ không khí (ví dụ trời nóng cây sẽ cần hút thêm nhiều nước để làm mát, trời lạnh thì ngược lại).

Chỉ cần tưới thêm khi và chỉ khi đất/giá thể trồng đã khô gần hết. Tốc độ khô sẽ phụ thuộc vào tốc độ dùng nước của cây (như trên) và các điều kiện thời tiết như nhiệt độ (trời nóng đất bốc hơi nước nhanh hơn trời mát), độ ẩm (trời nồm đất lâu khô hơn khi trời hanh khô), sự lưu thông khí (trời gió đất nhanh khô hơn), chất liệu chậu (chậu đất nung hút nước nhanh hơn chậu gốm hoặc xi măng).

Tất cả những lưu ý trên nghe qua thì có vẻ phức tạp, thực chất những thông tin này chỉ mang tính chất nhắc nhở để bạn nhớ. Chăm cây không phải là việc đi tìm ra một công thức hoàn hảo để tưới cây cho chuẩn 100%, chăm cây thật ra là quan sát, cảm nhận và hỗ trợ tối đa giúp cây phát triển một cách tự nhiên.

3 – Phân/thuốc:

Trong giá thể (đất) của vườn NOTH đã có lượng dưỡng chất vừa đủ, có thể sử dụng thêm các loại phân hữu cơ dạng tan chậm hoặc tưới. Chỉ bón thêm khi đặt cây ở nơi có ánh sáng lý tưởng. Hỏi tư vấn từ vườn NOTH trước khi sử dụng thêm bất kì loại phân/thuốc nào.

 

4 – Lưu ý quan trọng

Nên:

  • Tưới cây vào buổi sáng (6-9h). Nếu đặt cây trong nhà nơi thiếu sáng, có thể đem cây ra ngoài từ tối hôm trước để tưới vào sáng hôm sau.
  • Tưới nhiều khi trời nắng nóng, tưới ít (hoặc không cần tưới) khi trời mưa nồm ẩm.
  • Mỗi lần tưới nên kết hợp xịt vào toàn bộ lá và thân để giúp làm sạch (hỗ trợ quang hợp) và rửa trôi và giảm hoạt động của sâu bọ/côn trùng (nếu có).
  • Cắt tỉa lá cũ, lá vàng héo tạo điều kiện cho lá mới phát triển.

 

Không nên:

  • Đặt cây quá lâu ở nơi thiếu thốn ánh sáng.
  • Tưới cây buổi tối, khi không có ánh sáng.
  • Tưới cây theo lịch cố định (ví dụ 2-3 lần/tuần)
  • Tưới trực tiếp bằng nước máy 

error: Alert: Nội dung đã được bảo vệ bản quyền !!
Copy link
Powered by Social Snap