fbpx

Not just a Gift

Không chỉ là một món quà

Mục lục

0. Lời mở đầu

Món quà đẹp nhất không chỉ đem lại một ngày vui, mà là khi nó đồng hành với ta theo năm tháng, bằng cái cách mà ta được tự tay chăm sóc và hơn hết ta cũng cảm nhận được chúng cũng chăm sóc ta.

Chiếc cây tới tay bạn đã được các nông dân vườn NOTH tuyển lựa từng cây một, được thuần dưỡng khí hậu trong ít nhất 10 ngày và thay giá thể do vườn NOTH tự sản xuất, để bạn có thể yên tâm chăm cây khỏe dù chưa có kinh nghiệm nào.

Trước khi tưới cây lần đầu tiên, bạn hãy ghi nhớ tên khoa học được ghi trong tag của cây, sau đó cởi bỏ lớp trang trí theo hướng dẫn dưới đây.

Gỡ tấm thiệp và kẹp vào nơi bạn muốn để lưu giữ kỉ niệm
Tháo lớp vải đay. Bạn có thể tái sử dụng làm tấm lót đĩa hoặc trang trí nhà.
Đặt cây vào đúng vị trí phù hợp với cây để chăm sóc tưới tắm.

1. Nơi để cây

Bước đầu tiên để chăm cây thật nhàn và bền vững, chính là “chọn một nơi để cây”.

Hiểu về mức cường độ ánh sáng khác nhau giúp bạn chọn được vị trí “hoàn hảo” để đặt cây trong nhà, hỗ trợ chúng quang hợp (”ăn sáng”) thật tốt.

1. Direct sunlight (nắng trực tiếp): Là ánh sáng chiếu thẳng từ mặt trời hoặc xuyên qua kính mà không bị che chắn bởi bất cứ thứ gì. Đây là khi lượng ánh sáng có cường độ mạnh nhất

2. Filtered/diffused sun (ánh sáng tán xạ/qua lọc): Là ánh sáng chiếu trực tiếp từ mặt trời nhưng được che/lọc/khuếch tán bởi những tán lá cây (bóng râm) hoặc những đám mây (trong những ngày nhiều mây) hoặc chiếc rèm mỏng ở cửa sổ hoặc lưới lọc sáng (thường được dùng cho các vườn lan). Thường được gọi với cái tên “Bright Indirect Sunlight”. Lượng ánh sáng này sẽ được giảm đi đáng kể so với nắng trực tiếp, và là mức ánh sáng lý tưởng cho hầu hết các loại cây nhà.

3. Reflected lightnh sáng phản chiếu): Tại những nơi mà ánh nắng trực tiếp không thể chạm tới, nơi này được che chắn bởi tường, mái tôn, những ngôi nhà xung quanh quá sát nhau, hoặc một vị trí cách xa cửa sổ vài mét. Lượng ánh sáng có được chủ yếu do phản chiếu bởi không gian xung quanh

4. No light (không có ánh sáng): Đây là nơi mà có thể bạn vẫn nhìn rõ được mọi đồ vật xung quanh thậm chí còn đọc sách được, thế nhưng đối với cây thì được coi là không có ánh sáng. Ví dụ như những văn phòng kín chỉ có ánh đèn trần, những góc tường khuất sáng cách xa cửa sổ.

5. Artificial light (ánh sáng nhân tạo): Là ánh sáng từ đèn điện, đối với các loại cây trong giftpack này, bạn có thể sử dùng đèn Led bất kì có công suất 12-30W (tuỳ loại cây), nhiệt độ màu 4000-6000K và chiếu cách cây khoảng 30cm.

Các mức độ ánh sáng trên sẽ tương ứng với số 1, 2, 3, 4 ở bảng phía dưới.

Loại cây

1

2

3

4

Mammilaria

Acanthocereus

Ferocactus

Parodia schumanniana

Echinopsis oxygona

Astrophytum

Acanthocereus

Haworthia

Corpuscularia

Aloe

Sansevieria

Z. Zamiifolia

Dracaena fragrans

Ficus

Hedera helix

Fittonia

Davallia fejeensis

Nephrolepis

Ánh sáng chính là thức ăn cho cây, bạn vui lòng kiểm tra tên loài cây mà bạn đang chăm sóc so với các điều kiện ánh sáng phía trên để tìm kiếm nơi đặt cây phù hợp nhất với mình.

Dư thừa: Lượng ánh sáng quá sức chịu đựng với cây, tuỳ loại mà khi đặt tại vị trí này cây sẽ có hiện tượng héo lá, cháy lá, khô rễ… Nên đặt cây tại vị trí tránh nắng trực tiếp như dưới tán cây, đằng sau rèm mỏng hoặc phía dưới lưới lọc sáng.

Lý tưởng: Là lượng thức ăn đầy đủ để cây quang hợp, đây là nơi cây sẽ phát triển tốt nhất, giảm thiểu các rủi ro về úng thối rễ do dư nước.

Tạm ổn: Cây có thể sống ổn và khoẻ mạnh tại vị trí này, tuy nhiên nó có thể không xum xuê như ban đầu, có thể có lá rụng, thân cao lên hoặc có lá vàng là chuyện bình thường.

Thiếu thốn: Cây có thể sống qua ngày ở vị trí này 1 hoặc vài tháng nhưng gần như không phát triển (do không được ăn sáng), có thể xuất hiện nhiều lá cũ vàng, rụng do cây cần tạo điều kiện nuôi lá non, màu sắc có thể nhợt nhạt, ngả vàng theo thời gian. Bạn nên đặt cây tới nơi có điều kiện ánh sáng tốt hơn tối thiểu 2 ngày/tuần để cây sống khoẻ mạnh hơn.

Chịu đựng: Đây là nơi mà cây phải “nhịn đói” trong suốt quá trình phát triển, lúc này chúng sẽ không quang hợp, quá trình hô hấp cũng hoạt động kém, nhu cầu sử dụng nước cũng gần như không có. Vì vậy tốt nhất không nên đặt cây ở vị trí này.

🔍 Tìm hiểu chi tiết về ánh sáng dành cho cây nhà.

2. Tưới cây

a. Cách tưới

Bước 1: Kiểm tra đất đã khô chưa bằng cách thọc 1-2 đốt ngón tay xuống lớp đất để kiểm tra độ ẩm. Nếu cây trồng chậu thủy tinh thì có thể kết hợp quan sát đất qua lớp kính. Đất sáng màu khi khô và sậm màu hơn khi còn ẩm. Đất khô thì mới cần tưới. 

Bước 2: Tưới rót/phun nước chầm chậm, đều tay xung quanh gốc cây cho nước ngấm đều. Nếu chậu nhỏ có thể tưới cho tới khi nước ngấm xuống đáy chậu và bắt đầu rỉ nước ra lỗ ở đáy. Còn nếu chậu to có thể ước lượng lượng nước khoảng ⅓ – ⅔ thể tích chậu rồi tưới.

Bước 3: Để chậu cây ráo nước rồi xếp lại vào chỗ cũ. Không nên để đọng nước dưới đáy chậu.

***Lưu ý: 

Bộ rễ dưới đất là nơi hút nước chính. Xịt phun sương lên lá chỉ có tác dụng làm tăng độ ẩm và làm sạch lá, không phải là cách tưới cây đúng.

Nên tưới toàn bộ cây bằng nước lọc. Đặc biệt các dòng cây như Đuôi công (Calathea) dễ dàng bị cháy lá nếu như tưới nước máy chứa nhiều Clo và kim loại nặng.

Thời điểm tưới: Chỉ nên tưới vào buổi sáng. Chiều tối là thời điểm ít hoặc không có ánh sáng tự nhiên, cây không hoạt động nhiều nên không dùng đến nước. Tưới nhiều vào thời điểm này có thể làm cây bị thối rễ. Độ ẩm cao và sự bí khí dễ sinh ra nấm mốc cho cây.

Thay đổi điều kiện sáng: Đối với toàn bộ cây, dù là cây ưa sáng hay cây chịu được điều kiện bóng râm thì đều cần nhiều ánh sáng để lớn. Do đó định kỳ tầm 1-2 tháng/lần nên thay đổi chỗ để của các cây. Ví dụ cây Low light có thể đặt ra vị trí Medium light, cây Medium light có thể chuyển sang vị trí Bright Indirect… 

Thay đổi điều kiện tưới: Lượng nước mà cây hút vào sẽ nhiều hay ít tùy thuộc vào ánh sáng và độ thoáng khí. Ví dụ cùng một loại cây nhưng để hai nơi khác nhau thì cây để nơi nhiều sáng sẽ nhanh phải tưới hơn. Khi bật điều hòa thì đất cũng khô nhanh hơn. Do đó không nên tưới máy móc theo lịch cố định mà luôn quan sát và kiểm tra đất trước khi tưới. Đất khô tức là cây đã dùng hết nước và sẵn sàng được uống nước tiếp.

b. Nhu cầu nước của từng loại cây

Cây ưa ẩm ướt Cây ưa ẩm trung bình Cây chịu hạn tốt
Fittonia
Davallia fejeensis
Nephrolepis
Ficus
Hedera helix
Gymnocalycium
Ferocactus
Corpuscularia
Haworthia
Peperomia
Aloe
Z. Zamiifolia
Sansevieria
Mammilaria
Astrophytum
Acanthocereus
Parodia schumanniana
Echinopsis oxygona
Dracaena fragrans
1 tuần kiểm tra đất khoảng 3-4 lần. Đất vừa khô thì có thể tưới.

***Cây ưa nước sẽ phản ứng nhanh khi bị thiếu nước bằng cách bị héo/rũ lá xuống, đặc biệt là phần lá non. Nên tưới đẫm nước ngay để cây hồi phục.
1 tuần kiểm tra đất khoảng 2-3 lần. Đất khô hoàn toàn thì mới tưới.
1-2 tuần kiểm tra đất khoảng 1-2 lần. Đất khô hoàn toàn thì mới tưới.

**Cây mọng nước trữ nước sẵn trong thân nên không cần tưới liên tục.
Mỗi lần tưới đảm bảo trong ngày nhiều nắng, khô ráo để cây hoạt động nhiều và dùng tới nước

🔍 Tìm hiểu chi tiết cách tưới cây.

Bonus cho bạn

  1. Tặng mã -15% cho đơn hàng kế tiếp khi bạn đăng feedback công khai ảnh cây trên trang cá nhân với hashtag #nothgarden #notjustagift hoặc tag noth.garden (Instagram/Facebook)
  2. Vườn NOTH hỗ trợ trọn đời chăm sóc và chữa bệnh cây miễn phí thông qua inbox tại địa chỉ Facebook hoặc Instagram.
  3. Thư viện kiến thức miễn phí về cây và tự nhiên dành cho mọi người tại link.

“Tình yêu là một món quà, nhưng chúng cũng giống như một cái cây. Bạn không thể chỉ nhận quà rồi mặc kệ nó trong tủ hoặc nghĩ rằng nó sẽ tự sống. Bạn cần phải tưới nước cho nó. Thật sự chăm sóc và nuôi dưỡng nó.”