fbpx

Tổng hợp rêu dùng trong terrarium (bể cạn)

Nhận diện và thông tin một số loại rêu phổ biến phù hợp sống trong môi trường terrarium – bể cạn.


1. Câu chuyện

Trong quá trình setup các bể cạn terrarium, vườn NOTH đã có thời gian tìm hiểu (một cách nghiệp dư) các loài rêu sử dụng được trong bình kín trong đó có việc đi thực địa ở các khu rừng nguyên sinh, khu bảo tồn thiên nhiên. Các loài rêu này hầu hết có ở Việt Nam nhưng tên gọi bị lẫn lộn nhiều, chủ yếu phổ biến nhờ những hội nhóm chơi bán cạn – thủy sinh. Hơn thế nữa, ngành nghiên cứu rêu ở Việt Nam cho tới nay gần như chưa phát triển, tài liệu có được còn phân mảnh, khó tiếp cận và rất ít người để ý để xây dựng. Vì vậy, NOTH tạo thư viện hình ảnh dưới đây nhằm mục đích chính là phân loại bất kể loại rêu nào gặp phải, đặc biệt các loài rêu có mặt ở Việt Nam.

Tuy việc biết chính xác tên loài rêu không bắt buộc trong việc setup bể, nhưng từ cái tên có thể giúp ta hiểu được “tính cách” rêu từ đó ứng dụng vào việc setup bể một cách bền vững hơn. Cái tên thống nhất cũng giúp bạn dễ tra cứu, thảo luận với không chỉ người Việt, mà cả các bạn chơi quốc tế. Thậm chí đóng góp quan sát của mình trên các kênh như INaturalist. Trái với “preserved moss“, rêu trong bể nếu được đặt đúng chỗ thì có thể tái sinh liên tục với rất ít sự chăm sóc mà vẫn giữ tính thẩm mỹ. Rêu không mong manh như ta nghĩ, nhiều loài rêu có thể sống trong 3-5 năm, thậm chí cả thập kỷ.

*Preserved moss: ở Việt Nam có tên gọi là “rêu bảo tồn”. Rêu thật sẽ được xử lý theo nhiều cách, làm khô sau đó thường được nhuộm xanh lại bằng màu thực vật. Loại rêu này không cần chăm sóc do đó khá thịnh hành trong việc setup loại bể hoặc tranh trang trí. Vấn đề xảy ra khi người ta phối trộn preserved moss với các loài cây thật khác, trồng vào giá thể… Preserved moss thật ra là rêu đã “chết”, do đó không thể tương tác với các yếu tố khác trong bể được nữa. Nếu bạn tưới cây thì sẽ làm hỏng preserved moss. Và sau một thời gian loại rêu này mất màu nên phải bỏ đi.

Để nhận diện rêu theo hình thái, trước hết, có thể tạm chia rêu thực thụ vào một trong hai loại: Rêu búiRêu mảng.

RÊU BÚI (Acrocarpous moss): thường mọc thẳng đứng, ít chia nhánh, do đó lan chậm hơn rêu mảng. Rêu búi không tái sinh từ các mảnh vụn nhanh như rêu mảng, phải chờ đợi chúng nhân giống bằng các túi bào tử mọc ở ngọn. Cỏ dại thường ít có khả năng xâm lấn rêu búi vì chúng thường mọc ken dày vào nhau.

RÊU MẢNG (Pleurocarpous moss): là những loài rêu thường bò ngang tự do, nhưng đôi khi có thể mọc thẳng đứng nếu không gian hẹp, chúng có tốc độ tăng trưởng phát triển mạnh hơn Rêu búi và có thể tái tạo từ các thân nhánh đã đứt gãy. Rêu mảng dễ dàng lan rộng trên cả các nền đất cứng, do đó chúng thường được xem như là những loài phát triển tiên phong kéo theo sau là các loài rêu búi.

Về cơ bản ta có thể sử dụng Rêu búi để làm nền, tạo cảnh cố định, các khối lớn cần highlight do chúng phát triển chậm và giữ form tốt. Rêu mảng cho các bề mặt cần bò lan nhanh như trên lũa, vách kính. Tuy nhiên đây không phải công thức cố định, ta còn phải để ý xem loại rêu đó cánh mỏng hay dày (rêu cánh mỏng ưa ẩm thì nên để gần đáy bình hơn), thích mọc trên lũa hay trên đá (ưa axit hay kiềm), ưa sáng ở mức độ nào. Ngoài ra cũng tùy vào việc xử lý (như tỉa bớt gốc, chuẩn bị đất nền – chất dính) để cấy rêu linh hoạt hơn. Quan sát cách chúng mọc trong tự nhiên để phán đoán và thử nghiệm.  

2. Nhận diện

Rêu búi

Leucobryum sp. |Pincushion moss – Rêu xanh/Rêu trắng

Mọc thành búi hình tròn nên được gọi là “cushion” moss. 

Polytrichum sp. | Haircap moss – Rêu tùng/tóc vàng

Gọi là “haircap” vì có những sợi lông bao ở đầu túi bào tử. Theo tiếng Hy Lạp cổ polys, nghĩa là “nhiều”, và thrix, là “tóc”

© José Luis Romero Rego, some rights reserved (CC-BY-NC)

Pyrrhobryum sp.| Spiny moss

Cần độ ẩm cao, vậy nên rêu thường mọc ở thân cây mục hoặc ở vách đá trên đường nước chảy, hướng ngọn xuống đất. Mùa khô rêu sẽ teo quắt lại để ngủ, chỉ cần nước về sẽ bung trở lại. Thường khi nước về cũng là lúc rêu đẩy mạnh sinh sản. Spiny moss dễ nhầm với Haircap moss vì lá mọc hình cánh sao, nhưng phần lá mỏng hơn, túi bào tử không có lông.

Sphagnum sp. | Peat moss – Rêu than bùn

Sống ở đầm lầy, hay đúng hơn là tác nhân hình thành và “thao túng môi trường sống” (habitat manipulator) của đầm lầy. Việt Nam cũng có Sphagnum Việt được tìm thấy ở khu vực Sapa/Đà Lạt. Loài này khô thường được dùng làm giá thể (dớn) cho phong lan do khả năng giữ nước cao dù khi còn xanh hay khi đã khô. Loài Sphagnum Chile có màu hồng, giá thành cao, được coi là giá thể tốt nhất cho lan vì độ hiếm và tinh sạch của nó. Sphagnum thậm chí có thể ứng dụng để làm sạch nước ô nhiễm.

Sphagnum ở Xã San Sả Hồ, H. Sa Pa, Tỉnh Lào Cai, VN. © Matt Berger – (CC-BY)

Rhodobryum sp. | Umbrella moss – Rêu hồng đài

Umbrella moss ở Đăk Glong, Đăk Nông, Vietnam. © Eugene Popov – (CC-BY)

Hypopterygium – Dendro moss – Rêu lọng

Rêu mảng

Thuidium delicatulum | Fern moss – Rêu trắc bá

Hypnum cupressiforme | Sheet moss – Rêu hoàng đàn

Plagiomnium sp. | Thyme moss – Rêu xạ hương

Có hình dạng phiến lá, rêu rất mỏng, đòi hỏi ẩm liên tục nhưng không phải thủy sinh.

Thyme moss mọc theo phương thẳng đứng trong không gian nhỏ của bể. Photo: NOTH GardenCC BY-NC-ND 4.0.

 

Updating:

Bryum argenteum – rêu bạc

Hyophila involuta – rêu túi

Meteorium – rêu leo

Entodon Mosses – rêu lưỡi

___

Nguồn tham khảo:
1. INaturalist
2. Fanpage “Rêu Việt Nam
3. Moss & Stone Garden


©2020 NOTH GardenCC BY-NC-ND 4.0

Bạn được phép sao chép và phân phối nội dung này với điều kiện tuân thủ theo các Điều khoản về Ghi công-Phi Thương mại-Không phái sinh. Nội dung vi phạm có thể bị gỡ bỏ thông qua Đạo luật bản quyền thiên niên kỷ kỹ thuật số (DMCA) mà không cần báo trước. Xem chi tiết tại trang Điều khoản Sử dụng của chúng tôi.

  1. ↩︎

0 Shares
error: Alert: Nội dung đã được bảo vệ bản quyền !!
Share via
Copy link
Powered by Social Snap